Tìm việc làm trên LinkedIn là một ý tưởng khá tốt. Đó là một mạng xã hội mà định hướng tập trung cho những người tìm việc làm, và đăng những nội dung liên quan công việc. Bạn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm và seach “LinkedIn” sẽ có khá nhiều bài viết chi tiết và cụ thể về kênh tuyển dụng này.
Nội dung bài viết
Ai phù hợp với LinkedIn
Đầu tiên nó phù hợp với những vị trí có thâm niên, có những kỹ năng hiếm hay quản lý cấp cao. Thực sự những điều này không phải là những ràng buộc hay hạn chế của LinkedIn cho người dùng, mà chính trang mạng này là nơi tập trung của rất nhiều những người quản lý, những người có chuyên môn. Kèm theo đó là một cộng đồng đông đảo những người làm công tác tuyển dụng nội bộ và các headhunter.
Nếu bạn là một người vừa tốt nghiệp hoặc không có gì đặc biệt, để có được một hồ sơ gây chú ý trên LinkedIn sẽ thực sự rất khó. Và các nhà tuyển dụng cũng hiếm khi sử dụng kênh này để tuyển các nhóm người dùng ít kinh nghiệm. Vì có khá nhiều kênh có thể sử dụng hiệu quả hơn.
Tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc
Linkedin vẫn chưa có phiên bản Tiếng Việt. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên chuẩn bị cho mình một vốn tiếng Anh tương đối tốt để có thể sử dụng được dễ dàng. Ngoài ra vì Linkedin là một mạng xã hội mang tính toàn cầu, nên đa số các chia sẻ, các bài viết sử dụng tiếng Anh. Bạn có thể kết nối với bất cứ ai trên thế giới miễn họ có tài khoản Linkedin và đồng ý kết nối với bạn.
Các cơ hội việc làm sẽ không gói gọn trong nước, mà còn ở quốc tế. Và vì bạn chỉ có thể xem những người có trong “network” – mạng lưới của bạn đăng tải những nội dung bài viết. Do đó hãy cố gắng kết nối với nhiều người làm công tác tuyển dụng, Headhunt hoặc chuyên gia trong lĩnh vực bạn quan tâm nhiều nhất có thể.
Các kết nối này rất giá trị và mang lại cho bạn nhiều thông tin tham khảo đáng giá. LinkedIn không chỉ là một kênh tuyển dụng là còn là một kênh để cập nhật thông tin và các chia sẻ khá hữu ích.
Nhiều nhà tuyển dụng và Headhunter
Nhiều doanh nghiệp đã xuất hiện trên LinkedIn và thông tin việc làm của một số vị trí sẽ được lựa chọn đăng tải ở đây. Bạn có thể thực hiện chức năng tìm kiếm và danh sách các công việc của doanh nghiệp sẽ hiện ra. Và bạn hãy thử làm việc đó, một danh sách các việc làm bạn quan tâm sẽ hiện ra, và đa số đều viết bằng tiếng Anh.
Không chỉ những việc làm của chuyên gia, một số công việc cho những bạn mới ra trường vẫn có và đa số đều yêu cầu một nền tảng tốt, ít nhất là ngoại ngữ (Tiếng Anh)
Nhưng LinkedIn không chỉ có các nội dung việc làm trên công cụ tìm kiếm, các nhà tuyển dụng hay Headhunter vẫn có thể chia sẻ việc làm trên các bài đăng cá nhân. Do đó khi bạn muốn tìm kiếm việc làm trên LinkedIn, hãy tận dụng kết nối với tối đa các nhà tuyển dụng, các Headhunter trong lĩnh vực công việc của mình.
Và sẽ tuyệt vời hơn khi bạn tìm kiếm những nhà tuyển dụng tại các doanh nghiệp mà bạn đang để mắt đến. Kết nối và theo dõi họ, thường xuyên đọc các bài đăng và chia sẻ, và tương tác với họ.
Profile rất quan trọng khi tìm việc làm trên LinkedIn
Nhưng để kết nối với các nhà tuyển dụng và các Headhunter trên LinkedIn cũng là một điểm bạn cần chú ý. Đó là hãy xây dựng Profile của mình thật chỉnh chu và chuyên nghiệp. Profile không khác gì bản CV của bạn và công khai đến với tất cả những người dùng Linkedin.
Bạn có thể lựa chọn không thể hiện số điện thoại, nhưng cố gắng đảm bảo rằng những nhà tuyển dụng hoặc những người chưa kết nối với bạn vẫn tìm ra được một phương thức để liên hệ với bạn (có thể qua Email chẳng hạn). Profile Linkedin có rất nhiều nội dung chi tiết, các hạng mục được thiết kế rất dễ hiểu, và bạn hãy cố gắng điền đầy đủ nhất các thông tin của mình vào nó.
Đặc biệt là phần kỹ năng và các chứng chỉ bằng cấp liên quan, bằng khen, thành tích… Ngoài ra vì Linkedin có chức năng công khai bạn đang tìm kiếm một công việc, nên nếu thực sự đang tìm việc thì đừng ngần ngại mở chế độ này để các nhà tuyển dụng có thể lưu ý đến bạn.
Khi bạn muốn kết nối một ai đó, đặc biệt là các nhà tuyển dụng, một thói quen của họ là sẽ xem Profile của bạn trước. Và việc một Profile không chuyên nghiệp có thể khiến họ không đồng ý kết nối với bạn đâu.
Nhưng nếu những gì bạn tìm kiếm và các thông tin tuyển dụng bạn đọc được đều không hướng đến Hồ sơ của bạn, hãy chuyển từ thế bị động sang chủ động. Bạn có những ý tưởng, những chia sẻ về chuyên môn, nghề nghiệp hoặc quan điểm, đừng ngần ngại khi thêm nó vào hồ sơ của bạn. Bất cứ những gì có thể xây dựng thương hiệu cá nhân đều đáng giá trên LinkedIn.
Việc bạn được chú ý trên LinkedIn sẽ mang lại rất nhiều cơ hội nghề nghiệp mới. Và việc bạn trở nên khác biệt so với những ứng viên khác theo hướng tích cực sẽ luôn được chào đón. Hãy khiến các nhà tuyển dụng chú ý đến bạn bằng cách tự Marketing hình ảnh của bản thân thật chuyên nghiệp.