Cách viết các kỹ năng trong CV

các kỹ năng trong CV

Cách viết các kỹ năng trong CV như thế nào là phù hợp?

Trong các mô hình đánh giá ứng viên kinh điển, có một mô hình gọi là ASK, viết tắt của Attitude (Thái độ) – Skills (Kỹ năng) – Knowledge (Kiến thức). Yếu tố Skill – kỹ năng ở đây là khả năng bạn thực hiện một việc thành thục đến mức độ nào. Nó thông qua việc rèn luyện liên tục mà phát triển được chứ không hẳn nằm ở sự thông minh.

Kỹ năng là một trong các nhân tố thường bị các bạn ứng viên bỏ quên trong quá trình viết CV, nhưng thực ra nó rất quan trọng đối với các nhà tuyển dụng. Nếu biết cách nhấn mạnh các kỹ năng trong CV phù hợp với vị trí công việc, hồ sơ của bạn sẽ được chú ý quan tâm hơn rất nhiều.

Phân loại kỹ năng

Có rất nhiều cách phân loại các kỹ năng, nhưng ở đây dưới góc nhìn của những người làm nhân sự, có thể chia kỹ năng thành hai nhóm lớn là “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm”.

Kỹ năng mềm khó định lượng và phụ thuộc khá nhiều vào tính cách cũng như môi trường xung quanh bạn tác động. Bạn phải được tạo điều kiện phù hợp thông qua quá trình tương tác với những người xung quanh mới có thể phát triển và nâng cao kỹ năng mềm.

“Kỹ năng cứng” được định lượng dễ dàng hơn và có thể dễ dàng thể hiện và chứng minh hơn. Nó liên quan nhiều đến các phương pháp, kỹ thuật, quy trình.

Cách viết các kỹ năng trong CV

Hãy thể hiện các kỹ năng trong CV.

Có liên quan công việc ứng tuyển

Hãy tưởng tượng một số vị trí tuyển dụng nêu ra dưới đây đi kèm với các kỹ năng cứng xem bạn có ấn tượng như thế nào nhé: Chuyên viên kế hoạch – Kỹ năng sử dụng Excel và Kỹ năng phân tích số liệu tốt, Thư ký ban giám đốc – Kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học văn phòng thành thạo và Kỹ năng sắp xếp công việc tốt, Chuyên viên đào tạo – Kỹ năng sử dụng PowerPoint và Kỹ năng thuyết trình tốt,…

Các bạn đã thấy được sự tương quan và nổi bật khi các kỹ năng trong CV của bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển rồi chứ.

Từ khóa “kỹ năng” ở đây nằm chính ngay ở vị trí công việc đó yêu cầu trên các bản tin tuyển dụng của các doanh nghiệp, và nhiệm vụ của bạn là tự kiểm tra xem liệu mình có một kỹ năng nào tương đồng hoặc tương tự với vị trí công việc và yêu cầu từ nhà tuyển dụng hay không. Nếu có thì tốt quá rồi, hãy cho nó vào CV thôi nào.

Đã rèn luyện rất nhiều

Có một lưu ý rằng, như đã nhấn mạnh, các kỹ năng cần một thời gian tương đối dài để rèn luyện và tích lũy trước khi trở nên tốt và thành thạo.

Do đó bạn hãy cẩn thận với từ khóa “kỹ năng” này và chỉ đưa vào các kỹ năng trong CV mà bạn thực sự đã và đang dành ra rất nhiều thời gian để trau dồi và rèn luyện nó.

Bất cứ một thông tin nào mang tính không trung thực hoặc nói quá đều sẽ bị các nhà tuyển dụng có một cách nhìn thiếu thiện cảm. Kết quả tất nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến quả tìm việc làm của các bạn.

Scroll to Top