Một trong những lỗi khi sàng lọc hồ sơ là bỏ sót ứng viên. Rất nhiều ứng viên phù hợp không được làm việc tại doanh nghiệp. Các bạn sẽ khó lòng nào có thể tưởng tượng ra, đó là do đa phần các nhà tuyển dụng không hoàn toàn hiểu rõ mọi thứ về công việc của các bộ phận chức năng khác trong công ty.
Sẽ có một bộ phận công kích, thậm chí là chỉ trích nhận xét chủ quan này vì trên thực tế có rất nhiều nhà tuyển dụng chuyên nghiệp. Nhưng đó là một nhóm nhỏ trong một số lớn hơn vẫn còn rất mông lung về các mô tả công việc. Vậy lí do nằm ở đâu? Và bạn có là nạn nhân của việc bỏ sót ứng viên từ người sàng lọc hồ sơ?
Nội dung bài viết
Chức năng tìm kiếm
Đầu tiên đến từ chính chức năng của các nhà tuyển dụng, đó là tìm kiếm những người phù hợp về cho doanh nghiệp.
Do đó trong một ngày làm việc của họ sẽ gồm rất nhiều công việc khác nhau như từ việc tiếp nhận kiểm tra xử lý nhu cầu tuyển dụng của các bộ phận, chuẩn bị các tin đăng tuyển dụng, kiểm tra mức độ tin cậy các nguồn tuyển dụng, kiểm tra các hồ sơ nhận được, sắp xếp tham dự phỏng vấn,…
Những việc này chiếm dụng phần nhiều thời gian của các nhà tuyển dụng chứ không chỉ là nghiên cứu Mô tả công việc hay kiểm tra nội dung các công việc mà ứng viên sẽ phải làm.
Do đó sẽ không hiếm các tình huống các nhà tuyển dụng chỉ trả lời chung chung, khái quát được về nội dung công việc của vị trí tuyển dụng, chứ khó lòng đi vào phân tích về chuyên môn hay đào sâu về quá trình thực hiện, kỹ thuật với các ứng viên.
Khó nắm hết mô tả công việc
Các nhà tuyển dụng cũng không là người soạn toàn bộ các mô tả công việc của doanh nghiệp.
Họ chỉ góp phần định hướng, hướng dẫn, hiệu chỉnh lại trên khía cạnh chuyên môn về nhân sự. Thông thường, khi xây dựng mô tả công việc cho các vị trí trong doanh nghiệp, những người làm nhân sự sẽ đưa ra định hướng xây dựng, lập các bảng câu hỏi, phỏng vấn,… và sau đó kết hợp cùng trưởng bộ phận chuyên môn để cùng biên soạn, hiệu chỉnh, thống nhất.
Những người trực tiếp thực hiện công việc mới là những cá nhân nắm rõ các thao tác, yêu cầu công việc và nhiệm vụ, chức năng,.. của vị trí đó nhất. Và chắc chắn đó không phải là các nhà tuyển dụng hay người làm công tác nhân sự trong công ty.
Các tin tuyển dụng thông thường đóng vai trò là nền tảng định hướng cho nhân viên mới nắm bắt thực hiện công việc, cũng như phục vụ cho công tác đăng tuyển dụng. Và vì không phải người làm nhân sự nào cũng có khả năng soạn ra các mô tả công việc đó nên việc họ không hiểu một cách cặn kẽ cũng không có gì là quá ngạc nhiên.
Tác động từ quy mô doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp quá lớn cũng ảnh hưởng đến khả năng am hiểu các vị trí công việc.
Một doanh nghiệp nhỏ với hơn chục vị trí sẽ rất khác một tập đoàn với vài trăm vị trí ở vài chục bộ phận khác nhau. Quy mô và cơ cấu càng lớn, các chức năng nhiệm vụ và phần việc của mỗi cá nhân càng khó nắm bắt. Độ chuyên mô hóa và tính phức tạp trong các nghiệp vụ càng cao. Và càng dễ bỏ sót ứng viên.
Nhân tố thâm niên
Không phải nhà tuyển dụng nào cũng đủ thâm niên tại doanh nghiệp.
Đây là một lí do mang tính cá nhân với nhà tuyển dụng nhất. Nhưng những người tìm kiếm nhân sự cũng như mọi người trong chúng ta. Không phải ai cũng hoàn hảo và có chuyên môn xuất sắc. Sẽ luôn có những cá nhân kiệt xuất lẫn những người năng lực bình thường.
Việc để một HR làm quen và nắm được công việc chung, chức năng của các bộ phận khác cũng như hiểu hết mô tả công việc cần khá nhiều thời gian.
Đặc biệt nếu như HR đó chưa có kinh nghiệm tại các doanh nghiệp khác hoạt động tương tự cùng ngành. HR chưa đủ thâm niên, chưa hiểu hết về vị trí tuyển dụng thì nhiều khả năng có thể sẽ sàng lọc “rơi rụng” mất các ứng viên tiềm năng và phù hợp với doanh nghiệp. Và tất nhiên là không phải HR nào trong các doanh nghiệp cũng sẽ có thâm niên.
Đôi khi bỏ sót ứng viên tốt
Sẽ như thế nào nếu bạn ứng tuyển vào một công ty, hồ sơ bạn hoàn toàn phù hợp nhưng lại không nhận được hồi âm. Nếu không phải do bạn thì có lẽ là do nhà tuyển dụng rơi vào một trong những điểm ở bên trên rồi.
Nhưng không sao cả, tích cực và kiên trì rồi chúng ta cũng sẽ có được một công việc phù hợp thôi.