Tự đánh giá bản thân có một vai trò rất quan trọng khi bạn tìm kiếm việc làm. Nó bao gồm đánh giá về các kiến thức, kỹ năng mà bạn đang có. Những điều gì bạn cho là đúng , các giá trị nào tạo nên bản thân bạn. Và cuối cùng là bạn sẽ làm gì sau khi đã tự nhận định về mình
Nội dung bài viết
Đánh giá bản thân về kiến thức, kỹ năng mà bạn có
Không phải ai cũng sỡ hữu cho mình tất cả kỹ năng cần thiết của một vị trí tuyển dụng yêu cầu. Câu hỏi đặt ra là nếu bạn đã đáp ứng hoàn toàn các kỹ năng công việc yêu cầu, bạn lại ứng tuyển vào vị trí đó để làm gì?
Ai cũng muốn phát triển, có những kiến thức mới, kỹ năng mới. Hoặc đơn giản hơn là có một vai trò vị trí vững chắc, ổn định. Tuy nhiên hiếm có một ứng viên nào đáp ứng 100% những gì các doanh nghiệp đề ra. Có những bạn có kỹ năng này tốt thì một số kỹ năng khác lại cần cải thiện.
Do đó mỗi người chỉ sở hữu cho mình một bộ kỹ năng nhất định. Khi đánh giá đúng được bộ kỹ năng bạn sở hữu có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không, bạn sẽ biết được là mình phù hợp được bao nhiêu với công việc mà bạn ứng tuyển.
Để có thể tham khảo được một cách chi tiết bạn cần những kỹ năng nào và thế nào là hiếm, có thể tham khảo bài viết tại đây.
Thời gian tích lũy kiến thức kỹ năng là điểm mấu chốt của vấn đề
Theo quy tắc 10.000 giờ, bạn cần tối thiểu chừng đó thời gian để trở nên xuất sắc ở một lĩnh vực nhất định. Trừ khi bạn dành toàn bộ thời gian cho việc trau dồi, học hỏi, làm việc,.. Bạn không thể thông thạo được một lĩnh vực trong một thời gian ngắn.
Nhưng chúng ta không có 10.000 giờ, và nếu có bạn cũng không cần tìm việc làm nữa. Việc làm sẽ tự tìm đến bạn. Khi đó bạn đã là một chuyên gia, và rất nhiều người sẽ mong muốn được cộng tác, làm việc với bạn.
Nhưng thực tế hầu hết chúng ta tìm việc làm đều không đáp ứng được điều đó.
Thực tế là chúng ta chỉ có thể cố gắng giành lấy những cơ hội để có thể phát triển, học hỏi, và thời gian tích lũy kiến thức kỹ năng chính là một điểm quan trọng. Bất luận bạn làm bao nhiêu công việc, bao nhiêu hạng mục. Bạn cần đào sâu và hiểu rõ nó hết mức có thể.
Vậy nên căn cứ thời gian làm việc, bạn không cần phải cố gắng đưa quá nhiều các kiến thức, kỹ năng mà bạn cho là “thành thạo”. Hãy chọn những gì bạn giỏi nhất để chia sẻ với nhà tuyển dụng. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
Tập các giá trị định hình nên bản thân
Không thể phủ nhận, kiến thức và kỹ năng chỉ đóng một phần trong sự phát triển của mỗi cá nhân. Một nhân tố quan trọng không kém mà ít ai có thể đào sâu được trong các buổi phỏng vấn. Đó là thái độ, nhân sinh quan cuộc sống, và các giá trị định hình bản thân.
Một số kỹ thuật phỏng vấn hành vi hay các mẹo phỏng vấn khó lòng hiểu sâu được cá nhân một ứng viên. Bản thân mỗi người đôi khi tự bản thân còn chưa hiểu hết được. Vậy một vài câu hỏi trong buổi phỏng vấn khó lòng mô tả hết cả một cá nhân.
Nhưng giá trị đó quyết định thế nào đến việc tìm việc làm?
Có những công việc yêu cầu bạn cần thân thiện với khách hàng (như trong ngành dịch vụ, khách sạn). Một số ngành yêu cầu chính xác, thao tác nhanh (như sản xuất). Một số khác lại đòi hỏi sáng tạo (marketing chẳng hạn) hay chi tiết tỉ mỉ (kế toán).
Bạn không thể thay đổi bản thân chỉ sau một đêm, càng không thể định hình lại các giá trị mình cho là đúng chỉ vì một công việc. Quan trọng là tại công việc đó, các yêu cầu và bản chất của nó phù hợp với các giá trị của bạn.
Việc cố gắng thay đổi để thích nghi một công việc thoạt nhiên là một ý tưởng hay. Nhưng những giá trị quan đã gắn liền với bạn suốt hơn chục năm qua, liệu có thay đổi một sớm một chiều?
Hãy hiểu rõ về những gì bản thân bạn cho là đúng. Hiểu về những việc làm mà bạn cảm thấy thoải mái. Và tìm những công việc nào đáp ứng được với những gì bạn mong muốn hay cảm thấy phù hợp về tính cách. Chọn đúng ngay từ đầu rất quan trọng. Bạn hoàn toàn có thể chọn sai công việc trong một thời gian đầu, nhưng khi càng có tuổi. Sai lầm của bạn sẽ trả càng đắt.
Tự quảng cáo sau khi đánh giá bản thân
Tự quảng cáo bàn thân hoàn toàn tốt trong công tác tuyển dụng và đặc biệt là tìm việc làm. Nó giúp cho các nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn. Tạo ra một điểm nổi bật giữa bạn so với muôn vàn những ứng viên tiềm năng khác.
Với những vị trí có tính cạch tranh cao, số lượng ứng viên càng đông mà việc làm lại ít. Tìm ra một chiến thuật hợp lý để nhà tuyển dụng chú ý giúp nâng cao xác suất trúng tuyển của bạn lên rất nhiều. Nhưng PR như thế nào sẽ là hợp lý.
Hãy cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin nào ưu tú nhất về bạn. Và nếu bạn có một dự án, sản phẩm, hoạt động,… thành công thì càng nên giới thiệu nó với người phỏng vấn. Đừng sợ thể hiện mình, hãy sợ khi bạn không có gì để thể hiện.
Cung cấp những giá trị cá nhân mang tính tích cực. Có rất nhiều cách để quảng cáo. Có rất nhiều nội dung cá nhân có thể chia sẻ. Nhưng hãy làm những gì tích cực và có ích. Khi mà mạng xã hội tràn ngập những nội dung kém chất lượng, sao chép, giật tít,… Những gì bạn làm mang lại hiệu quả thiết thực cho người khác sẽ được đánh giá cao hơn rất nhiều.
Cố gắng theo đuổi những gì bạn thích và rồi kết quả sớm muộn cũng sẽ hiện ra. Thậm chí nếu những gì bạn cố gắng làm chưa mang lại kết quả nhưng bạn đã làm việc có ích. Và qua những hoạt động đó bản thân bạn cũng đã học được rất nhiều những kỹ năng khác mà có thể có giá trị cho công việc của bạn sau này.
Thêm một đường link về sản phẩm/tác phẩm của bạn (nếu nó trên mạng). Thêm thành tích công việc lẫn hoạt động ngoại khóa trước đây vào CV (kèm giấy chứng nhận). Liệt kê các khóa học bạn đã theo đuổi cho một công việc nào đó (kèm chứng nhận hoàn tất khóa học),… Có rất nhiều cách để giúp bạn thể hiện với các nhà tuyển dụng rằng bản thân xứng đáng với vị trí công việc.