Mục người tham khảo trong CV rất quan trọng, đặc biệt ở các vị trí cần nhiều kinh nghiệm hay quản lý. Cân nhắc chọn người tham khảo là một trong các yếu tố tùy chọn mang vào CV của bạn. Tại một số doanh nghiệp, các vị trí quản lý hoặc liên quan nhiều đến tài chính như kế toán trưởng, thu mua,.. đa phần đều yêu cầu các ứng viên cung cấp thông tin người tham khảo.
Nội dung bài viết
Người tham khảo trong CV là gì?
Điều tra bối cảnh ứng viên là một trong các nhiệm vụ thường thấy của những người làm công tác nhân sự khi tiến hành chiêu mộ một vị trí quan trọng.
Thông thường sau khi phỏng vấn bạn và nhà tuyển dụng cảm thấy khá ưng ý, đôi khi họ sẽ cần thêm một chút thông tin để củng cố và xác thực về lí lịch công việc của bạn cũng như quá trình làm việc trước đây. Những người làm nhân sự sẽ tiến hành điều tra bối cảnh thông qua các thông tin được cung cấp từ người tham khảo trong chính CV của bạn.
Người tham khảo trong CV sẽ là những người ứng viên được yêu cầu cung cấp thông tin để thông qua đó, bộ phận nhân sự có thể liên lạc và xác minh quá trình làm việc của bạn. Ngoài ra họ cũng có thể khai thác thêm một số thông tin khác trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng.
Tuy nhiên không phải ai cũng lựa chọn người tham khảo chuẩn xác để cung cấp thông tin toàn diện hơn cho mình.
Các yếu tố cần lưu ý về mục người tham khảo trong CV
Cân nhắc yếu tố thời gian làm việc với người tham khảo
Thời gian là một yếu tố cơ bản nên được cân nhắc. Cụ thể ở đây không phải là khoảng thời gian được tính theo ngày tháng năm làm việc, mà là thời gian thực sự bạn và người tham khảo trực tiếp kết nối trao đổi với nhau thông qua các công việc.
Tính ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp hoặc dự án mà bạn thực hiện sẽ ảnh hưởng khá lớn đến thời gian mà bạn thực sự tương tác trực tiếp với các cá nhân khác trong công việc.
Nếu bạn làm ở một doanh nghiệp quy mô vừa hoặc dự án nhỏ, tần suất gặp gỡ giao lưu với các thành viên khác hoặc phòng ban, phối hợp công việc sẽ thường xuyên hơn nhiều.
Khi là thành viên ở một tổ chức lớn và dự án lớn, khả năng bạn không biết đến các nhân viên ở phòng ban khác, thậm chí với cả phòng ban mình đang làm việc là hầu như rất dễ xảy ra.
Các bạn có thể thấy các doanh nghiệp hàng năm có các chương trình Teambuilding nơi mọi người gặp gỡ và giao lưu, chơi các trò chơi phối hợp. Đây là một hoạt động không chỉ nhằm duy trì sự phối hợp, đoàn kết giữa nhân viên mà còn là cơ hội để mọi người phá bỏ các khoảng cách và giao tiếp với nhau.
Người tham khảo bạn cung cấp có ấn tượng về bạn
Khi đưa một ai đó vào trong phần người tham khảo ở CV bạn, hãy lưu ý và đảm bảo rằng người đó thực sự có tiếp xúc với bạn ở một khoảng thời gian và mức độ đáng kể. Đủ để họ có được những ấn tượng nhất định về bạn.
Bạn hãy mường tượng nhà tuyển dụng gọi cho người tham khảo của bạn và anh/chị ta phản hồi: Anh/chị không hề có chút ấn tượng nào với bạn. Khẳng định rằng phần điều tra bối cảnh công việc của bạn đã bị đánh điểm trừ rồi.
Khối lượng công việc tương tác với họ nhiều
Khối lượng công việc mà bạn và người tham khảo cùng làm là yếu tố cần bổ sung khi bạn quyết định có nên cho anh/chị ta vào danh sách người tham khảo hay không.
Việc một cá nhân của bạn biết bạn thôi là chưa đủ. Điều mà nhà tuyển dụng muốn có thông tin chính là bạn đã thực hiện công việc ở doanh nghiệp cũ nhìn chung như thế nào. Nếu nhận được câu trả lời chung chung là “tôi không nắm rõ lắm”, “không có bất kỳ sự cố hoặc sai phạm nào”,… không thể củng cố vững chắc thêm cho quyết định chiêu mộ bạn về doanh nghiệp.
Do đó chọn người tham khảo hiểu được bạn làm các công việc kết quả ra sao và đưa ra được những nhận định khách quan sẽ rất có giá trị. Để làm được điều này, họ không những có ấn tượng với bạn mà còn phải có một khoảng thời gian nhất định tương tác công việc với bạn tương đối nhiều.