Vì sao nên diễn giải công ty cũ trong CV?

công ty cũ

Bạn có bao giờ tự hỏi rằng các nhà tuyển dụng có biết được mọi công ty cũ trong CV của ứng viên hay không? Mỗi tháng có hàng ngàn doanh nghiệp mới được đăng ký cũng như hàng ngàn công ty tuyên bố phá sản, đóng cửa. Thị trường kinh doanh luôn tồn tại những kẻ thắng và người thua.

Ở các ngành nghề được chú trọng khuyến khích đầu tư hoặc các ngành nghề hấp dẫn (khả năng thu lợi lớn, được bảo hộ, được ưu đãi từ chính phủ trong các lĩnh vực vay vốn, thuế suất,…), mỗi năm số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện nhảy vào ngành để phân chia lại miếng bánh lợi nhuận cùng là khá lớn. Đó là chưa kể các doanh nghiệp khởi nghiệp và tăng trưởng nóng trong một số lĩnh vực như phần mềm, Công nghệ thông tin,…

Do đó một người làm nhân sự khó mà hiểu hay nắm bắt được trọn vẹn toàn bộ tất cả các doanh nghiệp. Thậm chí kể cả công ty trên thị trường trong lĩnh vực mà doanh nghiệp mình đang hoạt động. Đặc biệt là các lĩnh vực mà thường xuyên có nhiều biến động và mang tính cạnh tranh cao.

Đó là chưa kể  đến sự am hiểu từ các lĩnh vực khác cũng sẽ là một vùng trũng mà các nhà tuyển dụng khó lòng lấp đầy. Các bạn có thể dễ dàng nhận ra các công ty thuộc top đầu ngành, hoặc các doanh nghiệp được truyền thông báo chí và mạng xã hội quan tâm (dù là quan tâm với những nhận định tốt hay xấu).

Trên thực tế, số lượng này không nhiều bằng số các doanh nghiệp im hơi lặng tiếng khác. Đâu đó vẫn có các doanh nghiệp sống tốt, phúc lợi cao nhưng giỏi ẩn mình trước dư luận. Công ty cũ của ứng viên luôn là những gì mà nhà tuyển dụng mong muốn hiểu nhưng khó hiểu hết được.

Sẽ là không bất ngờ khi một nhà tuyển dụng hoàn toàn không hề biết đến thông tin công ty cũ trong CV của bạn. Bạn có thể tự hào doanh nghiệp trước đây của bạn phúc lợi tốt, môi trường tuyệt vời,… nhưng bạn muốn tìm một trải nghiệm mới. Và thực sự một thông tin đáng buồn chia sẻ đến bạn rằng rất có khả năng những gì bạn cảm nhận được, nhà tuyển dụng không hề có thông tin.

Thậm chí ngay cả khi công ty cũ trong CV của bạn và nhóm của bạn có một dự án hoặc tác phẩm cực kỳ tốt được nhiều người biết đến, nhưng không phải nhà tuyển dụng nào cũng sẽ biết mặc dù đôi khi chính nhà tuyển dụng đó đang sử dụng một trong các phương tiện thỏa mãn cuộc sống mà bạn cung cấp.

Bạn có thể nghĩ các nhà tuyển dụng sẽ lên Google, gõ tên công ty của bạn và bắt đầu tìm hiểu. Với các ứng dụng và nền tảng mạng xã hội phong phú như hiện tại, việc tìm thông tin về một công ty là không khó. Tuy nhiên để giúp những người làm nhân sự có thể lựa chọn bạn để tiến tới phỏng vấn ngay từ cái nhìn đầu tiên, đó là hãy bổ sung thông tin về doanh nghiệp của bạn một cách rõ ràng và ngắn gọn nhất có thể

Điều này dường như có vẻ khá lạ lẫm vì chúng ta thực sự đã quen với những thông tin liên quan toàn bộ về cá nhân trong CV tìm việc làm. Tuy nhiên ở một góc nhìn khác, khi bạn tối đa các trải nghiệm tuyệt vời từ chính CV của các bạn dành cho các nhà tuyển dụng, xác suất được lựa chọn của bạn sẽ cao hơn.

Điều này một phần vì khối lượng xử lý công việc hàng ngày của những người làm nhân sự là khá lớn. Bạn có thể giúp họ tiết kiệm thời gian và họ sẽ quyết định được nhanh hơn và rõ ràng hơn là bạn liệu có phù hợp với doanh nghiệp họ đang làm việc hay không. Nó giúp cho bạn giảm thời gian đi tham dự phỏng vấn rồi mới nhận ra rằng những gì doanh nghiệp này yêu cầu và mong đợi hoàn toàn khác với những gì mình tưởng tượng ra.

Vậy nên các bạn hãy lưu ý, là thêm thông tin của doanh nghiệp trước đây bạn làm việc vào CV. Nhưng hãy chọn thông tin ngắn gọn và cơ bản nhất thôi. Bạn có thể tham khảo thêm cách viết tại đây.

Scroll to Top