Công việc vừa học vừa làm cho sinh viên

công việc vừa học vừa làm cho sinh viên

Kiếm được một công việc vừa học vừa làm cho sinh viên phù hợp thực sự không khó. Nhưng đâu là các yếu tố nên cân nhắc để có thể làm tốt cả hai: học tập lẫn làm việc.

Cân nhắc mức độ ưu tiên

Chúng ta nên xác định rõ giữa việc hoàn thành các chương trình học và tìm việc làm thêm, đâu sẽ là ưu tiên của bản thân.

Các bạn có thể tưởng tượng thay vì hoàn thành chương trình trong bốn năm, nếu các bạn vì lựa chọn các công việc mà ảnh hưởng học tập khiến cho thời gian tốt nghiệp bị kéo dài ra. Nó không chỉ ảnh hưởng xấu đến CV của các bạn sau này mà còn lỡ mất rất nhiều cơ hội so với các bạn đồng trang lứa khác.

Chưa kể khi các bạn tốt nghiệp chậm, giả sử trong khoảng thời gian đó các bạn tìm được một công việc thay vì còn đang nỗ lực hoàn thành các chương trình học bị ngưng trệ. Bạn đã có thể tạo ra một khoảng thu nhập lớn hơn nhiều so với làm thêm cũng như các kinh nghiệm, trải nghiệm phong phú đa dạng hơn.

Công việc vừa học vừa làm cho sinh viên, chỉ thực sự tốt khi mà các bạn có thể đáp ứng được song song việc hoàn thành các chương trình ở trường và có thời gian trống để bổ sung thêm kiến thức xã hội của bản thân.

Hãy xem toàn bộ chương trình học còn lại của các bạn. Thông thường các bạn có xu hướng tìm việc làm thêm từ rất sớm, thậm chí khi vừa bước chân vào ghế nhà trường. Hãy nghiêm túc tìm hiểu toàn bộ chương trình học các bạn cần phải hoàn thành, và lượng thời gian.

Liệu các khóa học đó là chủ yếu là được học tại giảng đường hay thiên về nghiên cứu. Đó là khóa học liên quan kiến thức nền (kiến thức cơ bản), kiến thức ngành (kiến thức chuyên sâu), đề án (không cần lên lớp quá nhiều mà chủ yếu nghiên cứu thực hiện), thực hành (tại phòng thí nghiệm nhà trường hay làm các dự án nhỏ)…

Mật độ lên lớp của các bạn ra sao? Thời lượng này là cố định. Một số bạn sẽ cho rằng có thể “bùng học” để sắp xếp các công việc khác, vừa học vừa làm nhưng thực sự không nên làm việc này.

Khá nhiều môn bản thân cho là không quan trọng nhưng khi đi làm thực tiễn các bạn có thể sẽ hối hận đôi chút vì kiến thức bị hỗng dẫn đến khả năng liên kết và hiểu được một vấn đề, khái niệm, kỹ thuật,.. chậm hơn các bạn khác. Mọi người nên có một thái độ học tập nghiêm túc.

Tìm hiểu thông tin các khóa học

Kế đến hãy tìm hiểu tất cả thông tin về các khóa học từ các anh chị khóa trước.

Điều này giúp các bạn có cái nhìn tốt hơn về mục tiêu của mỗi môn học cũng như độ khó để có thể kết hợp vừa học vừa làm. Không khuyến khích các bạn tham khảo khóa trên để tìm các mẹo thi cử, các đề thi năm trước, các tính cách giảng viên,.. điều mà trước đây tôi cũng hay nghe một số bạn trẻ chia sẻ. Đó chỉ là các chiến lược để đối phó và vượt qua môn học.

Các bạn nên tìm hiểu ở đây chính là các môn học đó để làm gì, và có gắn kết với nhau như thế nào. Điều này giúp bạn có một cái nhìn tốt hơn về bức tranh tổng thể và hình thành được mối quan hệ liên kết.

Điều này thực sự có ích và rèn luyện được kỹ năng cho việc đi làm của các bạn sau này. Nó sẽ giúp cho các bạn giảm được thời gian xử lý thông tin, số liệu và kiến thức một cách đáng kể.

Phân bổ và sắp xếp các khóa học được lựa chọn một cách hợp lý.

Nếu bạn không muốn khối lượng học chênh lệch nhau quá lớn giữa các học kỳ. Ngoài ra một thời gian và khối lượng học phù hợp cho phép bạn không trở nên căng thẳng và quá tải với các chương trình, giảm thiểu rủi ro phải học lại / thi lại môn học. Bạn sẽ thoải mái hơn trong việc vừa học vừa làm của bản thân.

Hãy tưởng tượng bạn đi làm thêm nhưng trong đầu vẫn luôn nghĩ về các khóa học, các đề án, các bài tập được giao. Việc này rất dễ khiến cho cả hai việc học lẫn làm đều không đạt được kết quả tối ưu, mà tinh thần bạn bị ảnh hưởng đáng kể. Trên hết, sức khỏe và tinh thần thoải mái mới là quan trọng để học hỏi và giải quyết mọi vấn đề.

Lựa chọn công việc phù hợp

Cuối cùng hãy lựa chọn và tìm việc làm thêm phù hợp.

Lựa chọn một công việc làm thêm chiếm không quá nhiều thời gian, hoặc cho phép thực hiện với một thời gian linh hoạt được xem như là một lựa chọn tốt.

Ngoài ra căn cứ vào chuyên ngành học mà các bạn đang theo đuổi, tìm kiếm một công việc làm thêm có liên quan hoặc giúp mở rộng thêm kiến thức về chuyên ngành, như các dự án nhỏ, các chương trình tìm cộng tác viên,..

Scroll to Top