Áp lực liên tục cải tiến công việc

cải tiến công việc

Liên tục cải tiến công việc dường như là một áp lực song hành cùng sự phát triển của xã hội hiện đại. Trong môi trường kinh doanh ngày càng năng động và toàn cầu hóa, các doanh nghiệp thường xuyên có những kế hoạch làm mới.

Cải tiến công việc làm gì?

Đơn cử như phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, hoặc đơn giản là cập nhật nâng cấp kỹ thuật mới trong sản xuất. Sự đổi mới luôn đi kèm với những nhiệm vụ mới, đôi khi hình thành nên những phòng ban mới, các mô hình mới.

Đổi mới /cải tiến ngày càng là một nhu cầu bức thiết khi mà các yếu tố, các giá trị ngày càng kém bền vững, mọi người có những yêu cầu cao hơn hoặc cơ bản thay đổi các thói quen trước đây.

Việc thử nghiệm các dự án, thực thi các tầm nhìn mới không hẳn lúc nào cũng suôn sẻ vì nhắc đến sự thay đổi, không ai có thể chắc chắn được nó sẽ luôn mang lại thành công.

Không chỉ từ dự án mà còn ở quy trình

Một doanh nghiệp bắt đầu có những dự án cải tiến không chỉ về kỹ thuật mà trong cách thức hành động, quy trình vận hành.

Đôi khi đó là áp dụng một hệ thống mới. Những việc này luôn cần một khoảng thời gian để thử nghiệm tính đúng đắn của định hướng mới đặt ra. Và khi bạn có cơ hội tham dự vào các dự án mới hoặc sự cải tiến này, nó luôn là một trải nghiệm tuyệt vời.

Không hẳn với những dự án cải tiến, đổi mới, doanh nghiệp sẽ thuê ngoài.

Họ có thể tận dụng nguồn nhân lực sẵn có nếu nó đáp ứng được các điều kiện mới hoặc không tốn quá nhiều thời gian để đào tạo lại. Tuy nhiên khi năng lực của nhân viên không đáp ứng được các tiêu chí cần cho sự thay đổi, việc thuê ngoài để bổ sung lượng kiến thức và kỹ năng là điều được cân nhắc.

Kiến thức kỹ năng mới

Các kỹ năng kiến thức mới ở giai đoạn này rất quan trọng với sự thành công của quá trình đổi mới.

Và thông thường các vị trí tuyển dụng sẽ luôn ghi rõ yêu cầu nắm vững/thành thạo một kỹ năng, kiến thức nào đó. Khi bạn đáp ứng được kỹ năng/kiến thức này, bạn có thể trở thành một phần rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa của doanh nghiệp. Thậm chí bạn có thể trở thành một nhà đào tạo nội bộ cho doanh nghiệp.

Việc tập hợp kỹ năng kiến thức mới để đáp ứng với sự thay đổi từ bên ngoài luôn là một phần của quá trình quản trị doanh nghiệp, và khi bạn có kiến thức hoặc kỹ năng đó, vai trò bạn trở nên cực kỳ quan trọng.

Cải tiến đôi khi còn đi từ những sự thay đổi nhỏ bé nhất chứ không mang tính to lớn ở mức độ công ty, doanh nghiệp.

Việc một phòng ban có những định hướng mới theo xu hướng hiện đại hơn, hợp thời hơn, và cần các nguồn lực mới mẻ hơn để thực thi các ý tưởng là không hiếm.

Sẽ có những chức năng mà nội bộ phòng ban không có nhân lực nào có thể gánh vác. Việc thuê ngoài cũng không khả thi vì nó mang tính bí mật thông tin hoặc công việc thường xuyên thực hiện. Các quản lý bộ phận hoàn toàn có thể đề xuất tăng cường nhân sự thực hiện thêm một chức năng mới.

Sẽ luôn có những rủi ro

Việc thử nghiệm một cái gì mới luôn sẽ có những rủi ro.

Đó là một phần tất yếu vì không phải sự đổi mới nào cũng thành công như đã được đề cập ở trên. Khi nó không diễn ra được như ý muốn, việc hủy bỏ dự án, quay về đường lối cũ hoặc tìm một phương thức khác hoàn toàn có thể xảy ra.

Và các cá nhân đang thực hiện công việc liên quan sự đổi mới, cải tiến đó nếu không được phân bổ sang một vị trí khác hoặc tiếp tục ở dự án cải tiến khác, rất có thể sẽ trở thành nguồn lực dư thừa của doanh nghiệp.

Vậy nên hãy đảm bảo cho bản thân mình có nhiều hơn một kỹ năng hoặc kiến thức.

Sự đa dạng hóa kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi sẽ luôn cho bạn nhiều cơ hội hơn so với việc chỉ chuyên sâu vào một phần nhất định. Vì thế giới sẽ luôn vận động và nếu như bạn không tiến hóa, chỉ giữ và nâng cao mỗi một điểm nhỏ mà bạn giỏi nhất, sớm muộn bạn cũng sẽ bị đào thải.

Scroll to Top