Địa chỉ thường trú, địa chỉ tạm trú là hai loại địa chỉ trong CV phổ biến. Hai đối tượng này rất dễ bị lẫn lộn trong một CV tìm việc làm nên cần lưu ý trong CV. Tất nhiên những địa điểm này sẽ được phân tích mang tính góc nhìn tuyển dụng, dưới khía cạnh của một nhà tuyển dụng đọc thông tin của ứng viên.
Với việc giao thông đường xá ngày càng trở lên tốt hơn, và Nhà nước có một sự quan tâm đầu tư rất đúng đắn về hệ thống cơ sở hạ tầng, các việc làm ngày nay không chỉ còn bó buộc trong một khoảng phạm vi địa lý hẹp mang nặng tính địa phương nữa. Các nhà tuyển dụng đã và đang có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc lựa chọn nhân tài cho doanh nghiệp mình đang làm việc.
Trừ các công việc có thể làm việc linh động hoặc làm tại nhà theo dự án, không cần tương tác vật lý với các đồng nghiệp khác hoặc không cần sử dụng đến các trang thiết bị văn phòng và công cụ lao động, đa số chúng ta sẽ đến một văn phòng cố định hoặc một nhà máy, công xưởng nào đó để thực hiện các tác vụ công việc hàng ngày.
Nếu bạn rơi vào trường hợp này, các khoảng cách địa lý sẽ ảnh hưởng thế nào đến quyết định của nhà tuyển dụng.
Một trong các câu hỏi rất phổ biến của các nhà tuyển dụng khi hỏi ứng viên sẽ đại loại là “Nhà em đến đây có xa lắm không? / Nhà em đến chỗ này tầm bao nhiêu phút”.
Các nhà tuyển dụng đã và đang quan tâm đến vấn đề địa lý vì trên hết đó sẽ là khoảng thời gian và sự khó khăn trong việc đến nơi làm việc của các bạn. Tuy nhiên, để đạt được đến buổi phỏng vấn và trả lời câu hỏi này, bạn cần làm rõ khía cạnh địa lý trong CV tìm việc của mình.
Tiếp tục đi ngược lại vấn đề, như ở trên đã nêu lên hai địa điểm là địa chỉ thường trú và địa chỉ tạm trú.
Bạn từ bé đến lúc chuẩn bị đi làm ở cùng với bố mẹ ở ngôi nhà có địa chỉ A. Sau đó bạn đi làm và muốn có một cuộc sống riêng tư, nên quyết định chuyển sang thuê một căn hộ thuận tiện cho việc đi lại trong công việc và có được một cuộc sống tự lập tại địa điểm B. Vậy A chính là địa chỉ thường trú và B chính là địa chỉ tạm trú.
Có thể sử dụng nguyên tắc bền vững hay tạm thời để phân loại thường trú và tạm trú. Với niềm tin rằng ngôi nhà A thuộc quyền sở hữu của bố mẹ các bạn, mang tính lâu dài, và bạn hoàn toàn có thể quay về đó sinh sống. Do đó đấy được xem là địa chỉ thường trú. Ngược lại vì căn hộ B là bạn thuê mang tính ngắn hạn, và khi muốn thay đổi chỗ ở vì lí do công việc hay sở thích, bạn đều có thể chuyển đi để thuê một căn hộ khác. Đó là địa chỉ tạm trú.
Cả hai địa chỉ thường trú và tạm trú đều sẽ cung cấp cho các nhà tuyển dụng những căn cứ để suy đoán về việc di chuyển đi làm của các bạn.
Một số công việc có thể mang tính cần bạn xuất hiện kịp thời lúc cấp thiết, có tính tăng ca bất thường, hoặc ưu tiên cho các bạn đang ở gần công ty. Điều này không phải để nhấn mạnh vào việc phân biệt về địa lý, mà để các bạn hiểu và thông cảm hơn cho các nhà tuyển dụng mà thôi.
Tuy nhiên không hẳn địa lý sẽ là một trong các nhân tố cản trở việc bạn lọt vào mắt xanh của doanh nghiệp. Với một sự bổ sung nhỏ vào CV về địa điểm làm việc mong muốn: “có thể làm việc ở bất cứ đâu trong huyện A/ thành phố B,… sẽ giúp cho các nhà tuyển dụng hiểu rõ kỳ vọng và sự sẵn sàng cho việc di chuyển của bạn hơn nhiều.