Chuẩn bị cho thay đổi công việc mới

thay đổi công việc

Thay đổi công việc mới là một yếu tố ít ai tránh khỏi. Hiếm có một cá nhân nào có thể làm việc tại một doanh nghiệp cả đời. Một phần có thể vì những yếu tố khách quan như doanh nghiệp thay đổi cơ cấu hoặc giải thể. Cũng có thể do bạn cảm thấy công việc không còn phù hợp hoặc tìm kiếm một sự phát triển mới. Thay đổi là điều khó tránh khỏi.

Nếu bạn thường xuyên thay đổi công việc mới thì đã có được ít nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Tuy nhiên nếu đây là lần đầu tiên, bạn có thể tham khảo một số mẹo như bên dưới

Duy trì sự lạc quan

Dù thay đổi công việc mới nhiều hay ít, bạn có nhiều kinh nghiệm làm việc hay chỉ mới làm tại một vị trí, chuyển việc mang lại áp lực. Áp lực ở đây có thể đến từ những nội dung công việc mới, những mối quan hệ mới, và việc tập thích khi làm quen với văn hóa mới của doanh nghiệp.

Tuy nhiên bạn không cần phải quá hồi hộp hay mong đợi quá lớn. Dù sao nếu một doanh nghiệp đã lựa chọn bạn cho một công việc, họ sẽ dành thời gian cho bạn để thích nghi và làm quen. Giải tỏa áp lực bản thân sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được những điều mới mẻ

Xây dựng những thói quen mới

Doanh nghiệp mới của bạn chắc chắn không giống hoàn toàn doanh nghiệp cũ. Dù cho cả hai công ty hoạt động trong một lĩnh vực. Một số thói quen ở doanh nghiệp trước đây nếu như được xem là không phù hợp ở doanh nghiệp mới, bạn hãy loại bỏ nó.

Hãy tìm hiểu về doanh nghiệp mới, những điều được xem là đúng đắn. Căn cứ vào đó bạn có thể xây dựng cho mình những thói quen phù hợp với doanh nghiệp. Thông thường nhờ quá trình quan sát những đồng nghiệp khác trong công việc, bạn hoàn toàn có thể định hình được các thói quen tích cực mới.

Xây dựng những mối quan hệ

Mối quan hệ là một nhân tố lớn giúp bạn vượt qua được sự lo lắng cũng như sớm nắm bắt được các thông tin, hoạt động từ doanh nghiệp. Doanh nghiệp là một tập thể nơi mọi người luôn có sự tương tác với nhau. Hay thả lỏng và kết giao với những đồng nghiệp mới trong công ty. Bạn có thể học được rất nhiều từ họ.

Không chỉ về chuyên môn hoặc những sự hỗ trợ khi cần thiết, những mối quan hệ tích cực trong doanh nghiệp giúp bạn sớm hòa nhập và là một phần của công ty. Tất cả những đồng nghiệp hiện tại của bạn trước đây cũng từng là nhân viên mới. Do đó họ sẽ có những kinh nghiệm rất quý báu dành cho bạn.

Duy trì việc ghi chú

Đừng cố gắng ghi nhớ. Hãy ghi chú mọi thông tin bạn thu thập được. Hãy trang bị cho mình một quyển sổ tay nhỏ và tích cực ghi chú những gì bạn cho là quan trọng, cần thiết. Đặc biệt là về những quy trình, quy định, hoặc các quy tắc hành xử trong doanh nghiệp.

Thông qua ghi chú, bạn sẽ tránh được việc hỏi đi hỏi lại một vấn đề nhiều lần. Tránh trường hợp làm phiền những đồng nghiệp khác bằng việc hỏi đi hỏi lại một vấn đề mà họ đã hướng dẫn và giải thích bạn nhiều lần. Căn bản họ cũng có những công việc riêng của họ cần phải hoàn thành.

Thiết lập và theo dõi các mục tiêu bản thân

Khi nhận việc hầu hết bạn sẽ nhận được các mục tiêu trong thời gian thử việc, cách thức đo lường những mục tiêu đó. Ngoài ra bạn cũng nhiều khả năng sẽ nhận bàn giao một danh sách các công việc cần làm và trách nhiệm của bạn. Hãy nghiên cứu và đọc thật kỹ những tài liệu đó. Nếu cần, hãy hỏi lại người giao nó cho bạn ở những điểm bạn chưa rõ.

Bạn cần hoàn thành được các mục tiêu đề ra trong quá trình thử việc trước khi chính thức trở thành nhân viên công ty. Do đó, hiểu và bám sát các mục tiêu sẽ giúp cho bạn có được một định hướng rõ ràng về những gì cần học hỏi, trau dồi thêm. Thông qua thiết lập và theo dõi các mục tiêu bản thân, bạn sẽ biết được mình còn thiếu sót những gì.

Tận dụng điểm mạnh khi thay đổi công việc mới

Bạn chỉ có một khoản thời gian để chứng minh bản thân phù hợp với doanh nghiệp. Do đó đừng quá lan man và cố gắng thể hiện bản thân biết hết và đã nắm được hết tất cả mọi thứ. Điều này rất khó vì bạn cần thời gian để hòa nhập và nắm bắt công việc trước khi làm tốt được nó.

Thay vào đó, hãy tập trung vào những gì bạn mạnh nhất, tự tin nhất. Phát huy thế mạnh của bạn ngay trong công việc hàng ngày. Những gì bạn làm tốt hơn những đồng nghiệp khác? Bạn chắc chắn xuất sắc nhất ở phần mục công việc nào? Hãy thể hiện ra. Đó sẽ là một điểm cộng của bạn khi đánh giá quá trình thử việc.

Đừng ngần ngại nhờ sự trợ giúp

Và bạn sẽ luôn cần đến những trợ giúp. Kinh nghiệm là một quá trình tích lũy được xuyên suốt một khoản thời gian, một công việc. Bạn không thể kỳ vọng mình là một nhân viên mới và làm tốt mọi việc hơn các nhân viên cũ.

Do đó đừng cố gắng ép mình phải giỏi tất cả mọi thứ. Hãy thừa nhận những gì bạn còn chưa tốt, cần trau dồi và xin trợ giúp từ những người đồng nghiệp. Hãy là một đồng nghiệp vui vẻ, thân thiện, khiêm tốn và ham học hỏi. Mọi người sẽ cố gắng giúp bạn hòa nhập khi thay đổi công việc.

Thay đổi là một phần khó tránh khỏi của cuộc sống. Trong đó có thay đổi công việc mới, thay đổi sự nghiệp. Chắc chắn rằng nó sẽ gây ra những căng thẳng ở giai đoạn đầu, nhưng nếu bạn có một kế hoạch phù hợp. Quá trình thay đổi công việc mới của bạn sẽ trở nên suôn sẻ hơn nhiều.

Scroll to Top