Mạng xã hội là một kênh tìm việc làm cực kỳ hữu hiệu và đắc lực dành cho các ứng viên. Miễn phí ở đây đề cập đến khía cạnh người đăng tải nội dung lẫn người tiếp cận thông tin.
Một số kênh điển hình có thể kể đến hiện nay như Facebook, Instagram, Tiktok, Linkedin,…Mỗi kênh cũng nhắm đến các đối tượng khác nhau. Chúng ta thử đi sâu vào từng kênh để thấy nó được phân hóa như thế nào.
Facebook, Instagram, Tiktok
Facebook, Instagram và Tiktok đang là các kênh mạng xã hội phổ biến và đại chúng nhất. Tính theo số người sử dụng lẫn sự đa dạng về mặt quốc gia, lãnh thổ, giới tính, tuổi tác,… không nghi ngờ gì khi nói mọi người ai cũng có thể tham gia vào các kênh này.
Nó không được dùng với mục đích là tuyển dụng, mà là một mạng xã hội thực sự. Đó là nơi mọi người có thể chia sẻ thông tin, hình ảnh, clip,… và tương tác với nhau. Phần nhiều có thể để xem thông tin, nhìn ngắm một hình ảnh đẹp, theo dõi một đối tượng ưa thích,.. hay đơn giản chỉ là để giải trí.
Với sự đa dạng về mục tiêu khi tham gia vào các mạng xã hội này, thông tin tuyển dụng trở nên dễ “trôi” hơn bao giờ hết trong các bản tin của bạn. Đó là vì thực sự các nội dung giải trí được đa số mọi người theo dõi phần nhiều. Khá nhiều doanh nghiệp thiết lập các tài khoản, Fanpage,… để tuyển dụng. Bên cạnh đó còn có những Nhóm (Group) được lập ra với các mục đích chuyên biệt riêng.
Việc của chúng ta khi tìm kiếm việc làm là tìm kiếm liệu doanh nghiệp mà chúng ta ưa thích có các Tài khoản trên mạng xã hội phục vụ tuyển dụng hay không? Tìm các Fanpage nào đang được sử dụng để đăng tuyển các vị trí và bạn mong muốn. Các nhóm việc làm chuyên biệt theo ngành nghề nào bạn có thể tham gia?
Trong một thế giới không có biên giới và quá rộng lớn, bạn cần tham gia vào các nhóm nhỏ hơn, theo dõi các trang thông tin đặc thù hơn để tìm kiếm được công việc cho mình.
Các kênh tuyển dụng này nhìn chung số lượng công việc tuyển dụng rất nhiều, và đa dạng với đủ các chuyên ngành, cấp bậc, vị trí,… Phần lớn vì chúng miễn phí và đa số mọi người có smartphone, nên việc có một tài khoản mạng xã hội là không hiếm. Điều này khiến việc sử dụng các kênh này để truyền thông tuyển dụng được rất nhiều doanh nghiệp ưa thích.
Chi phí thấp hầu như bằng không, sự linh hoạt và khả năng tương tác với người lao động trực tiếp có thể nói là những điểm mạnh và thu hút được đông đảo các thương hiệu tuyển dụng. Tuy nhiên một vấn đề cũng cần theo đó giải quyết là những mẫu tin spam, các tin tuyển dụng giả, tính chính xác của các thông tin tuyển dụng.
Khó xác minh thông tin trên không gian mạng, đó là những điều đặt ra khiến người tìm việc nên cân nhắc. Chất lượng thông tin là một trong những điều mà các kênh miễn phí chưa thể ngang hàng với các kênh tuyển dụng khác.
Linkedin dường như nhắm đến đối tượng mục tiêu rõ ràng và cụ thể hơn, với định hướng đó là một mạng xã hội phục vụ cho việc làm và chia sẻ việc làm. Tuy nhiên điểm hạn chế của trang này là đa phần đối tượng tham gia là các kỹ thuật viên, lao động có chuyên môn,.. Đây là những đối tượng mà trong CV của mình đã có ít nhiều bề dày và vốn kỹ năng, kiến thức nhất định. Bạn không có những yếu tố đó, nhiều khả năng CV của bạn khó được các nhà tuyển dụng chú ý trên Linkedin.
Linkedin dường như chú trọng đến việc làm và chia sẻ về việc làm tốt hơn rất nhiều so với các kênh mạng xã hội khác. Tuy nhiên để có thể sử dụng được tối đa các tiện ích và khai thác thông tin hữu hiệu, bạn cần có một vốn tiếng Anh nhất định.
Không quan trọng là bạn sử dụng kênh nào để tìm việc mà quan trọng nhất là bạn tìm thấy các luồng thông tin liên quan việc làm ở các tình huống nào sẽ hiệu quả. Điều đó mới là điều quan trọng nhất.